• Trang quản trị
  • Đăng nhập
  • | Đăng ký
  • Liên hệ
banner

logo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Bộ máy tổ chức
      • Ban lãnh đạo Viện
      • Chi bộ
      • Bộ môn Khai thác Thủy sản
      • Bộ môn Hàng hải
      • Văn phòng - thư ký - kế toán
      • Công đoàn
      • Đoàn thanh niên - Hội SV
      • Hội cựu sinh viên
      • Sơ đồ tổ chức
      • Trung tâm Đào tạo và Phát triển Công nghệ Biển
      • Bộ môn Quản lý Thủy sản
    • Cơ sở vật chất
    • Danh mục thiết bị
    • Liên hệ
  • Đào tạo
    • Sau đại học
    • Đại học
    • Dạy nghề
      • Thuyền trưởng
      • Máy trưởng
      • Thuyền viên
      • Nghề
    • Tài liệu chuyên môn
      • Bài giảng - Giáo trình
      • Thạm luận
      • Tài liệu SHHT
  • Nghiên cứu khoa học
    • Đề tài - Dự án
    • Bài báo
    • Lý lịch khoa học
    • Sản phẩm khoa học Công nghệ
  • Hợp tác-Đối ngoại
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác quốc tế
  • Tìm kiếm thông tin
    • Cán bộ
    • Giảng viên
    • Sinh viên - Học viên
    • Thuyền trưởng
    • Máy trưởng
    • Thuyền viên
    • Học viên học nghề
    • Đề tài - Dự án
    • Bài báo - Tham luận
  • Lịch công tác
    • Xem lịch công tác
    • Thống kê
  • Học bổng khuyến học
  • Hỏi đáp
Trang chủ
  • Home
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
  • Đào tạo
    • Sau đại học
    • Đại học
    • Dạy nghề
  • Hợp tác đối ngoại
    • Tin hợp tác đối ngoại
  • Lịch công tác
  • Học bổng khuyến học

Úng dụng lồng bẫy khai thác ghẹ tại vùng biển Quảng Nam

Đề tài khoa học khai thác ghẹ bằng lồng bẫy được Viện Khoa học & Công nghệ Kkhai thác Thủy sản (Đại học Nha Trang) triển khai trên tàu cá QNa-93222 của anh Lê Thanh Dũng (thôn Tây Sơn Đông, xã Duy Hải, Duy Xuyên) đã đem lại hiệu quả thiết thực.


TS Trần Đức Phú hướng dẫn quy trình khai thác ghẹ bằng lồng bẫy

Anh Lê Thanh Dũng cho biết, ở chuyến biển gần nhất, trong 6 ngày đánh bắt ghẹ ở ngư trường từ vùng biển huyện Núi Thành đến khu vực bán đảo Sơn Trà (TP.Đà Nẵng), thu được 2 tấn ghẹ, bán được 200 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, lãi hơn 150 triệu đồng. “Tôi thả các loại cá nhỏ được cắt ra từng đoạn vào lồng bẫy để khai thác ghẹ. Ghẹ tôi đánh bắt được là ghẹ đỏ hay còn gọi là ghẹ chữ thập có giá trị kinh tế rất cao. Sau khi đánh bắt được ở từng mẻ, tôi gom ghẹ bằng lưới thả xuống biển cho nó hoạt động bình thường rồi lại vớt lên khi tàu về bờ. Ghẹ tươi, có giá trị kinh tế cao nên bán được giá” - anh Dũng nói. Ở các chuyến biển trước đó, anh Dũng cũng thu được hàng tấn ghẹ với mỗi chuyến đánh bắt từ vùng biển Quảng Nam đến khu vực Lăng Cô (Thừa Thiên Huế).

Sản phẩm khai thác từ lồng bẫy

Hiện ngư dân Quảng Nam khai thác ghẹ chủ yếu bằng nghề lưới rê tầng đáy và lưới kéo tầng đáy. Các nghề này có thể khai thác tất cả loài ghẹ nhưng hạn chế là khiến ghẹ bị chết hoặc bị gãy chân, gãy càng. Sản lượng ghẹ thu được ở mỗi chuyến biển có thể khá cao nhưng hiệu quả kinh tế thu được lại thấp, không thể bán trong nhà hàng và đặc biệt là xuất khẩu. Để khắc phục tình trạng đó, Sở KH&CN đã liên hệ đến Đại học Nha Trang và được Viện Khoa học & Công nghệ Khai thác Thủy sản giới thiệu mô hình khai thác ghẹ bằng lồng bẫy, triển khai trên tàu cá QNa-93222 của anh Lê Thanh Dũng. Mô hình thử nghiệm gồm 500 lồng hình chữ nhật 2 hom, 500 lồng trụ tròn 3 hom và 500 lồng trụ tròn 1 hom. Sau quá trình đánh bắt thử, anh Dũng đã chuộng sử dụng lồng trụ tròn 1 hom nhờ tính cơ động sử dụng, có thể thao tác nhanh và phù hợp với dòng chảy của nước biển khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng.


Anh Lê Thanh Dũng chủ tàu QNa 93222TS

Tiến sĩ Trần Đức Phú - Viện trưởng Viện Khoa học & Công nghệ Khai thác Thủy sản, chủ nhiệm đề tài cho biết, việc sử dụng các loại lồng bẫy truyền thống bằng tre trước đây kích thước quá lớn, cồng kềnh không giúp bà con ngư dân khai thác tốt nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt, với loại lồng dây do Trung Quốc sản xuất như hiện nay khai thác quá mức, không có chọn lọc, tận diệt nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Vì thế, qua nghiên cứu, Viện Khoa học & công nghệ khai thác thủy sản đã cải tiến, chế tạo ra các loại lồng bẫy mới, áp dụng trên tàu cá QNa-93222, được ngư dân rất ủng hộ. Sản lượng và năng suất khai thác ghẹ thu được vượt trội, đáp ứng kỳ vọng của ngư dân. Ưu thế nổi bật của lồng bẫy đang được áp dụng là sử dụng các loại lưới có độ hở phù hợp giúp việc khai thác ghẹ có chọn lọc, loại bỏ các loại ghẹ non và đặc biệt là không gây hại đến nguồn lợi thủy sản ven bờ. “Từ những thành quả bước đầu, đề tài sẽ ghi chép nhật ký đầy đủ, thống kê số liệu, tổ chức hội thảo đánh giá toàn diện mô hình khai thác ghẹ bằng lồng bẫy để có thể chuyển giao cho các ngành chức năng của Quảng Nam nhân rộng trên địa bàn, đem lại giá trị kinh tế lớn cho ngư dân” - TS. Trần Đức Phú nói.

Theo baoquangnam.vn
Được đăng bởi: admin
Giới thiệu đến bạn bè
  • facebook
  • twitter
  • gplus
  • pinterest

Các tin khác

Bảo vệ thành công đề tài ‘Nghiên cứu thử nghiệm ngư cụ khai thác mực bằng câu vàng

Bảo vệ thành công dự án chuyển giao công nghệ cấp tỉnh Khánh Hòa

Hướng dẫn chi tiết sử dụng phần mềm Who sample size 2.0 tính toán cỡ mẫu

Bảo vệ thành công đề tài Nghiên cứu ứng dụng nghề câu vàng khai thác mực tầng đáy ở tỉnh Quảng Nam

Bảo vệ thành công cấp cơ sở đề tài Nghiên cứu hỗ trợ chuyển giao công nghệ nghề lưới rê hỗn hợp khai thác vùng biển khơi tỉnh Quảng Nam do Thạc sĩ Nguyễn Trọng Thảo chủ nhiệm

Công cụ hỗ trợ tính cỡ mẫu trong NCKH

Hội thảo câu vàng tầng đáy khai thác mực tại vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa

Kết quả họp hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở dự án sản xuất thử nghiệm

Kết quả đánh giá Xuất sắc đề tài nghiên cứu hỗ trợ chuyển giao nghề lưới rê hỗn hợp khai thác vùng biển khơi tỉnh Quảng Nam do ThS Nguyễn Trọng Thảo chủ nhiệm

Hội thảo khoa học cấp Viện, năm 2017.

Hiệu quả mô hình chà - rạn nhân tạo tại Quảng Nam

Tổ chức thành công Hội thảo khoa học 2018

Úng dụng lồng bẫy khai thác ghẹ tại vùng biển Quảng Nam

BẢO VỆ THÀNH CÔNG ĐỀ TÀI KHOA HỌC TỈNH KHÁNH HOÀ

Hội thảo góp ý Dự thảo TCVN 8393: 2020 Vật liệu ngư cụ - Yêu cầu chất lượng

Bê tông tái chế - Hướng mới xây dựng rạn san hô nhân tạo

Cuộc thi Đổi mới sáng tạo ngành khai thác và chế biến hải sản Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2020

Hội thảo Câu lạc bộ Khoa học và Công nghệ các trường Đại học Kỹ thuật Lần thứ 56

Hội thảo Thực trạng và định hướng phát triển chế biến thủy sản

Triển khai Dự án cải thiện nghề cá đối với nghề câu cá ngừ đại dương

  • Thông báo
  • Thông báo học trực tuyến Học kỳ 2 (năm học 2020 - 2021) sau kỳ nghỉ tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021
    10-02-2021
  • Thông báo lịch Chào cờ tháng 1/2021
    28-12-2020
  • Thông báo Bảo vệ Luận án Tiến sĩ cấp trường
    28-12-2020
  • Buổi đối thoại giữa lãnh đạo Trường với đại diện sinh viên
    10-12-2020
  • Thông báo v/v tổ chức hội nghị học tốt năm học 2020 - 2021
    19-11-2020
Xem tất cả
  • Video

Hỗ trợ trực tuyến
📳 Võ Đình Thi
WEBSITE - thivd@ntu.edu.vn - 0962225451
📳 Nguyễn Hữu Thanh
ÐOÀN - HÔI - thanhnh@ntu.edu.vn - 0356003086
📳 Nguyễn Trọng Lương
SINH VIÊN - luongnt@ntu.edu.vn - 0984150656
📳 Trần Văn Hào
WEBSITE - haotv@ntu.edu.vn - 0915839250

Đang online: 295
Tất cả: 15,539,093

THÔNG TIN PHÁP LÝ

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN
Địa chỉ: số 09 Nguyễn Đình Chiểu, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam
Điện thoại: 02582 471393 - Fax: 02583 832067 - Email: viencnkt@ntu.edu.vn

THÔNG TIN LIÊN HỆ

09 Nguyễn Đình Chiểu, Vĩnh Phước, Nha Trang, Khánh Hòa

02582 471393 - Di động: 0971889456

viencnkt@ntu.edu.vn
  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
© 2015. Được thiết kế bởi HTM. Điện thoại 0903 268 209 - 0973 268 209